Alocasia

Showing all 3 results

Alocasia còn được gọi là Ráy Tai Voi là một trong những dòng cây kiểng lá lạ mắt và rất được yêu thích bởi những chiếc lá có kích thước lớn với gân lá rõ ràng, đường nét cứng cáp. Alocasia được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà hoặc ngoài vườn, có thể trồng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loài cây cảnh nhiệt đới khác để tạo không gian xanh độc đáo.

Hãy cùng với Om Garden tìm hiểu về dòng cây ráy tai voi Alocasia này nhé.

Nguồn gốc của cây Alocasia

Cây Alocasia hay còn được gọi là cây kiểng lá Tai Voi hoặc Ráy Tai Voi, thuộc họ Ráy (Araceae). Alocasia có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Đông Á, người ta cũng tìm thấy Alocasia mọc ở một số vùng đảo ở Thái Bình Dương.

Alocasia đã được khám phá và trồng như cây cảnh từ rất lâu. Ngày nay chúng được ưa chuộng và trồng rộng rãi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam trong những năm gần đây thì Alocasia rất được ưa chuộng bởi khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam phù hợp để cây phát triển.

Đặc điểm của lá cây Alocasia

Lá cây Alocasia là đặc điểm nổi bật nhất của cây Alocasia. Lá thường có kích thước lớn, hình mũi tên hoặc hình tim (nói chung là khá đa dạng mẫu mã) với gân lá hiện lên rõ ràng. Nhiều dòng Alocasia có lá màu xanh bóng, trong khi một số loài đột biến khác có màu hồng hoặc thậm chí màu đen, màu đỏ đồng, màu trắng,…

Lá Alocasia cong cong hình máng với mép lá hơi quăn, đầu lá thường có xu hướng vươn xa về phía trước.

Alocasia nổi tiếng với kích thước lá lớn vì có thể dài từ 20cm đến 90cm, thậm chí hơn 1m ở một số loài như Alocasia Macrorrhizos và Alocasia Robusta.

Gân lá Alocasia thường trông rất nổi bật với màu trắng hoặc vàng, tạo hình dáng hài hòa trên nền lá. Một số loài Alocasia Var có gân lá xuất hiện màu tương phản như đỏ hoặc tím.

Các hình dạng lá của cây Alocasia

Lá cây Alocasia có nhiều kiểu dáng như hình trái tim, hình mũi tên, hình khiên, hình bầu dục, hình chân vịt,… nhìn chung rất đa dạng.

Sự phổ biến của cây Alocasia

Cây Alocasia ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới như một loại cây cảnh, đặc biệt là ở những đất nước có khí hậu nhiệt đới. Ngày nay cây Alocasia cũng được lai tạo để sản xuất ra nhiều giống mới với họa tiết cũng như màu sắc độc đáo hơn.

Với xu hướng trang trí nội thất hiện đại sử dụng nhiều cây xanh, Alocasia trở thành lựa chọn ưa thích để mang thiên nhiên vào không gian sống và làm việc.

Cách chăm sóc cây Alocasia

  • Ánh sáng: Alocasia ưa ánh sáng gián tiếp, tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt vì có thể làm cháy lá. Nếu nuôi trong phòng kín bạn nên dùng đèn trồng cây.
  • Giá thể và đất trồng: Alocasia cần giá thể giàu mùn, tơi xốp và thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất mùn, trấu hun, xơ dừa, đá perlite với tỷ lệ thích hợp
  • Nhiệt độ: thích hợp nhất là trong khoảng 18-25 độ C, tránh để cây gần điều hòa hoặc quạt gió trực tiếp.
  • Độ ẩm: cây Alocasia ưa độ ẩm cao (>50%), bạn nên thường xuyên phun sương lên lá và đặt chậu cây trên đĩa nước để tăng độ ẩm
  • Tưới nước: giữ cho đất ẩm nhưng không ngập úng, giảm tần suất tưới vào khi cây ngừng sinh trưởng.
  • Dinh dưỡng: bón phân định kỳ bằng phân cân đối NPK hoặc phân chuyên dụng cho cây kiểng lá
  • Thay chậu: thay chậu lớn hơn cho cây 1-2 năm một lần vào mùa xuân khi cây đã lớn và bộ rễ phát triển mạnh.
  • Sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện sâu bệnh như rệp, nhện đỏ, nấm lá,… để xử lý kịp thời tránh làm hại lá.

Một số cây Alocasia phổ biến

Những dòng cây Alocasia phổ biến hiện nay mà bạn có thể dễ dàng đặt mua phải kể đến Alocasia Serendipity, Alocasia Dragon Scale Albo, Alocasia Black Velvet, Alocasia Amazonica, Alocasia Silver Dragon, Alocasia Frydek, Alocasia Macrorrhiza, Alocasia Cuprea Red Secret, Alocasia Longiloba,…

Cách nhân giống cho cây Alocasia chi tiết

Có 2 phương pháp để bạn nhân giống cho cây Alocasia đó là tách bụi và cắt lá.

Nhân giống Alocasia bằng cách tách bụi

Với phương pháp nhân giống Alocasia bằng cách tách bụi thì bạn làm như sau:

  • Chọn cây Alocasia mẹ khỏe mạnh và có từ 2-3 nhánh con trở lên, bứng ra khỏi chậu và dùng vòi rửa sạch đất bám vào rễ
  • Tách các cụm rễ con ra khỏi thân chính
  • Trồng các cụm rễ con đã tách vào chậu riêng với giá thể tơi xốp
  • Tưới nước và đặt ở nơi có ánh sáng nhẹ, độ ẩm cao.

Sau 4-6 tuần cây Alocasia con sẽ phát triển ra lá và rễ mới.

Nhân giống Alocasia bằng phương pháp cutting

  • Chọn một chiếc lá khỏe mạnh trên cây Alocasia, bạn cắt lá ra thành từng phần, mỗi phần cần bảo đảm có 1 đoạn gân lá chính và 1 phần của phiến lá
  • Đặt các phần lá lên giá thể trồng ẩm (như xơ dừa, tro trấu, đá perlite, mùn,…) rồi đặt ở khu vực có ánh sáng gián tiếp, nhiệt độ ấm và đảm bảo độ ẩm cao. Điều quan trọng bạn cần giữ cho giá thể luôn được ẩm nhưng không ướt quá.

Khoảng 4-8 tuần sau các chồi cây sẽ bắt đầu mọc lên từ gân lá và biến thành cây Alocasia con.

Câu hỏi thường gặp khi trồng cây kiểng lá Alocasia

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi trồng cây kiểng lá Alocasia:

#1: Cây Alocasia có trồng trong nhà được không?

Hầu hết các dòng cây Alocasia đều trồng được trong nhà, miễn là bạn đáp ứng đủ ánh sáng cho cây bằng cách cho ra ngoài ánh sáng nhẹ hoặc dùng đèn trồng cây.

#2: Cây Alocasia dễ chăm không?

Cây Alocasia tương đối dễ chăm sóc và không đòi hỏi quá nhiều, mới chơi kiểng lá có thể nuôi dễ dàng.

#3: Làm thế nào cho lá cây Alocasia bóng đẹp

Muốn lá cây Alocasia bóng đẹp thì nên lau định kỳ bằng khăn ẩm để loại bỏ bụi bẩn, bên cạnh đó tránh nước đọng trên lá vì điều này có thể gây nấm bệnh. Ngoài ra nên tưới nước đầy đủ và cho cây Alocasia của bạn tiếp xúc với ánh sáng tối thiểu 6 tiếng/ngày.

#4: Bị cháy lá cây Alocasia thì phải làm gì?

Nguyên nhân có thể là do lá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt, bạn cần di chuyển cây Alocasia sang nơi có ánh sáng nhẹ đồng thời cắt bỏ phần lá cháy để kích thích sự phát triển của lá mới.

#5. Lá cây Alocasia có độc không?

Lá cây Alocasia chứa oxalate gây kích ứng da và niêm mạc. Nếu ăn phải có thể gây ngứa rát, sưng tấy và khó thở. Khi tiếp xúc với cây nên đeo găng tay và để cây xa tầm với của trẻ em và thú cưng.

#6. Giá tiền cây Alocasia bao nhiêu?

Shopping Cart
zalo-icon
facebook-icon
Scroll to Top